Saturday, 28 May 2011

Cương nhu đúng lúc

- Thông thường trong đối nhân xử thế, người ta rất thường sử dụng đến phương pháp mềm mỏng mà từ từ thuyết phục để giải quyết vấn đề. Phương pháp mềm dẻo cũng giống như dòng nước, tuy yếu ớt nhưng lại có sức mạnh lôi cuốn con người hết sức là hiệu nghiệm.

- Tuy nhiên trong xã hội, không ít người hay có tính :
"Mềm Nắn Rắn Buông"
hay
"Rượu Mời Không Thích Lại Thích Uống Rượu Phạt"

Nên có khi thái độ cứng rắn lại trở nên cần thiết. Đây chính là điểm huyền bí trong nghệ thuật Đắc Nhân Tâm để thu phục lòng người. Không nên cố chấp mà nên tùy theo tính tình, hoàn cảnh mỗi người, mỗi sự việc vậy.

- Trong Thủy Hử truyện, một Lý Quỳ cứng rắn như thép nhưng cuối cùng cũng bị Trương Thuận khuất phục cho 1 bài học "Chết Đi Sống Lại", khi ấy Lý Quỳ thực sự mới biết sợ là như thế nào ? Vì vậy nếu thuyết phục bằng lời hay lẽ phải không được thì ta sử dụng biện pháp cứng rắn khác để có hiệu quả hơn.

- Trong hoạt động xã hội, "Cương và Nhu" rất hay song hành với nhau. Nếu có sự thiên lệch về một mặt sẽ rất dễ tạo cho người khác một ấn tượng, hoặc là người "Yếu Đuối" hoặc là người "Thô Bạo". Đa số tình huống sử dụng phương pháp mềm mỏng ít nhiều cũng đều mang đến những thành công, riêng trường hợp đặc biệt thì đành phải áp dụng phương pháp của Tôn Tử : "Tiên Lễ Hậu Binh ". Sự cứng rắn ở đây không mang tính đối kháng hay trừng trị mà là cố gắng hành xử sao cho tác động đến suy nghĩ của người như một bài học khắc nghiệt mà dần dần để cho người đó nhận thức ra được và thay đổi. Nhưng ta cũng không nên cứng rắn mãi, vì như thế người bị đối xử sẽ có cảm giác bị đè nén và một ngày nào đó sẽ phản ứng lại dữ dội.
Ngạn Ngữ Trung Quốc có câu :
" Người Quá Nóng Thì Không Nên Gặp Gỡ
Rượu Quá Đặc Thì Không Nên Uống Nhiều"
>> Vì vậy, để cuộc sống bình an, công việc thuận lợi, chúng ta cần phải hiểu được hai phương pháp Cương Nhu, tùy cơ ứng biến, ngay cả trong vấn đề tình cảm cũng phải biểu hiện linh hoạt, quyết đoán và rõ ràng đối với người mình yêu mến.

- Trong quan hệ Nam Nữ hay tình cảm vợ chồng cũng vậy, khi mâu thuẩn nảy sinh, dẫn đến giận dõi, nhất thiết một bên phải chủ động hòa giải, đây là phép Nhu. Tuy nhiên, khi tình cảm khủng hoảng, không thể lý giải được thì cần phải tuân thủ qui tắc đạo lý con người và dũng cảm khẳng khái phê bình người mà mình yêu tự đáy lòng, làm minh bạch mọi khúc mắc, đồng thời không thể nhượng bộ nếu như việc sai trái ấy vi phạm vào các qui ước xã hội hay luân lý đạo đức, đây chính là phép Cương.

>> Cho nên, Cương Nhu trở thành một mưu lược, một thủ đoạn giao tiếp mà ta không được phép thiên lệch chúng trong bất kể trường hợp nào. Trên phương diện lý thuyết "Nhu thể hiện sự thân thiện, hòa mục, tu dưỡng, thông tình đạt lý. Cương thể hiện sự tôn nghiêm, nguyên tắc và sức mạnh". Chúng là hai mặt của nghệ thuật Đắc Nhân Tâm mà cơ sở tồn tại của chúng phải chân thật và hợp lý.

No comments:

Post a Comment