Thành thật là một đức tính mà người muốn đạt tới Nghệ Thuật Đắc Nhân Tâm cần phải rèn luyện. Đó là một sức mạnh tự nhiên khiến cho kẻ muốn “Manh Động” phải e dè, kẻ “Hung dữ” phải kính phục. Tuy nhiên đối với người có tính cách tiểu nhân thì ta không nên quá thành thật.
Kẻ tiểu nhân cũng có trí tuệ chẳng kém người quân tử nhưng “Thích” sử dụng thủ đoạn hơn là thẳng thắn đối phó. Họ vốn là người chuyên bới móc, truy tìm những khuyết điểm của người khác để làm lợi khí cho mình. Trong hành động lại sẵn sàng vì một chút ân oán nhỏ nhặt mà đối đáp bằng mọi giá. Đối phó với kẻ tiểu nhân không gì bằng giấu đi hết thực lực hay thói quen của mình.
Người giỏi xử thế tất nhiên phải có tài năng và giỏi đối phó với kẻ tiểu nhân. Như Quách Tự Nghĩa bình định loạn An Lộc lập nên công lớn nhưng ông không hề cậy công lao mà kiêu căng. Để tránh sự đố kỵ của bọn tiểu nhân, Ông vẫn hành sự một cách cẩn thận. Một lần, trong triều có một vị quan thấp phẩm hơn ông đến thăm. Chỉ là một chuyện bình thường nhưng Ông đột nhiên cho hết tất cả các thị nữ lánh mặt vào trong. Phu nhân ngạc nhiên hỏi thì Quách Tự Nghĩa cho biết là vị quan này rất tiểu nhân, thân cao không quá năm thước, tướng mạo lại xấu xí nên rất kỵ người khác nói là mình xấu. Quách Tự Nghĩa lo lắng đám thị Nữ trong nhà nhìn không biết được “Yếu điểm” đó, chỉ bật cười một cái là tai vạ khó lường đến với mình. Vì thế Ông mới để hết tất cả vào trong.
Rõ ràng, Quách Tự Nghĩa đã rất hiểu tính cách của kẻ tiểu nhân này nên mới có những hành động chi li như thế. Chẳng ngờ sau này, vị quan đó đã thăng chức rất mau, cuối cùng bước lên địa vị Tể Tướng. Đương nhiên hắn tích cực thực hiện việc trả thù tất cả những ai đã làm ông ta Phật Ý trước kia. Người bị hại không biết là bao nhiêu, riêng chỉ có Quách Tự Nghĩa là được ông tôn trọng, không hề động đến Ông một sợi lông. Việc này phản ánh Quách Tự Nghĩa dùng biện pháp đối phó kẻ tiểu nhân vừa hoàn hảo vừa lão luyện, có suy tính sâu xa chứ không phải tự nhiên mà đạt được.
Đề phòng kẻ tiểu nhân đương nhiên là có lợi nhưng không vì thế mà sợ hãi. Bạn tự hào là người tài năng, thừa thực lực đánh đổ những kẻ tiểu nhân hay chăng ? Nếu như ta biết đề phòng thì càng thêm thông thoáng đầu óc, không phí công sức vào cuộc tranh đấu vô bổ. Một khi đã nắm được giới hạn hành vi không tốt của kẻ tiểu nhân thì ta dễ dàng nghĩ ra biện pháp để đề phòng, ngăn cản ngay từ trong trứng nước. Vì thế, đề phòng kẻ tiểu nhân ngấm ngầm phá hoại công sức, sự nghiệp của chúng ta là điều tốt nhất.
Đề phòng không có hại, chỉ có thêm lợi ích là không để kẻ tiểu nhân trở thành “Thù Địch” mà ngược lại biết đâu họ sẽ trở nên thân thiện hay nể phục ta hơn thì sao !!! Muốn được vậy, ta phải nắm được mấy điểm sau để phòng kẻ tiểu nhân :
1. Phân biệt được kẻ tiểu nhân, nắm được sở thích và kiêng kỵ của họ.
2. Lời nói và hành động phải kín đáo, có sự chuẩn bị, không tỏ ra lo sợ, cẩn thận đề phòng.
3. Vào thời điểm quan trọng phải sáng suốt, suy nghĩ chín chắn. Đừng để mắc lừa cái bẫy mà họ đã tính toán sẵn chờ chúng ta rơi vào.
No comments:
Post a Comment