Saturday, 28 May 2011

Tránh xa kẻ liều mạng

Có thể nói, người liều mạng là loại người trong cuộc sống làm cho ta đau đầu nhất, bởi vì họ không còn xem sống chết ra gì thì còn tính toán gì đến danh dự, thể diện hay lợi lộc gì nữa ư ? Dù chúng ta có “Tuấn Kiệt” đến đâu, "Trí Tuệ" đến mấy mà gặp phải loại người này sẽ không tránh khỏi lúng túng và thiệt hại. May mắn thì thiệt hại ít một chút, bằng không có thể sẽ “Chết” theo đối phương.

Đặc điểm lớn nhất của người liều mạng là họ sống rất cực đoan, thường đem sinh mạng của mình ra đặt cược trong bất cứ tình huống nào, không hề nghĩ đến thua hay sẽ thua như thế nào ? Theo phân tích của khoa học thì những loại người này có não bộ không được bình thường. Còn nếu bình thường mà vẫn hình thành tính cách liều mạng thì đây lại là người có phẩm chất tồi tệ nhất. Vì họ ỷ vào việc không “Tham sống sợ chết” mà lấy đó để dọa nạt người khác, điển hình như : “Có mày thì không có tao, có tao thì không có mày v..v” nên họ càng tự hào và kiêu căng hơn.

Người liều mạng thường có ý thức kém nên trong mắt họ thì những luân lý đạo đức, chính nghĩa hay luật pháp không đáng một xu. Muốn tìm cách đối phó với họ là hoàn toàn không có lợi chút nào. Thậm chí nếu dựa vào pháp luật mà đưa họ vào tù, thì sau khi họ ra trại, khi ấy nguy cơ càng cao hơn một chút.

Dĩ nhiên, trường hợp nào cũng có cách đối phó tương xứng. Chúng ta có thể chịu thiệt một chút, dùng “Nhu hòa” như nhân nghĩa hay tình cảm để thuyết phục dần dần họ. Nhưng cách tốt nhất vẫn là tránh xa họ .

Không đối phó với họ là để tránh họ làm hỏng việc chính của mình. Đó cũng là thủ thuật “Tránh cường đoạt nhược” trong 72 kế sách của người xưa. Nếu như để những phiền phức, rắc rối không cần thiết làm loạn tâm trí, chen vào phá phách sự phát triển thì khó lường sự việc sẽ còn diễn tiến ra sao.

Trong xã hội, kẻ liều mạng sớm muộn gỉ cũng bị trừng phạt, nếu chúng ta giao tiếp quá thân mật hay dính líu đến hoạt động của họ thì sẽ rất dễ bị liên lụy. Cho nên, ta cần phải chú ý nhận ra để tránh xa họ. Còn nếu như ta muốn nâng Nghệ Thuật Đắc Nhân Tâm lên một thứ hạng cao, muốn “Cải hóa” những người này thì trước tiên phải phân biệt được các tính cách sau :

1. Liều mạng vì bản chất hay do bẩm sinh : Thí dụ như não bộ có vấn đề.

2. Liều mạng do nhận thức, hoàn cảnh quá tệ hại hay do môi trường hình thành nên.

3. Liều mạng do thói quen : Thí dụ một lần “Bất Đắc Dĩ” dùng phương cách này mà thành công lớn. Sau đó tiếp tục vài lần vẫn không ai dám chống trả thì sẽ quen dần, bất cứ việc gì cũng đem ra áp dụng.

>> Đối với loại thứ nhất thì chắc chắn phải tránh xa vì con người không thể vượt tạo hóa để cải sữa được. Đối với loại thứ 2 và 3 thì chúng ta có thể giao tiếp trong một chừng mực nào đó, nhẹ nhàng tiến hành cho họ những bài học thấm thía về đạo lý, nhân nghĩa, tuyệt đỉnh của cuộc sống tươi đẹp, nhân cách con người là như thế nào ? .v..v

Người liều mạng lại phân biệt ra hai hình thái theo biểu hiện cư xử :

A. Một là hung hãn tàn nhẫn bộc lộ một cách rõ ràng. Loại người này rất dễ phân biệt và nên tránh xa.

B. Hai là ít biểu hiện trong thường ngày, rất khó phát hiện hoặc ngẫu nhiên mới lộ ra. Vì họ biết cách tự kiềm chế nhưng khi gặp thời cơ thì họ giống như củi khô gặp lửa to khiến người không kịp trở tay. Vì không thể nhận ra ngay loại người liều mạng này. Trong giao tiếp nếu có dấu hiệu nghi ngờ thì nên giữ một khoảng cách nhất định mới kịp ứng xử nhé.

No comments:

Post a Comment