“Chân lý có nghĩa là cả hai bên cùng có lợi” đây tuy là ngạn ngữ của Tây Phương nhưng thật ra người Trung Quốc từ lâu đã hiểu được ý nghĩa này. Có thể minh chứng một vụ án nổi tiếng: “Thả Tào Tháo ở Hoa Dung Đạo”....
Quan Vũ chấp nhận tha chết cho Tào Tháo ở Hoa Dung Đạo để báo đáp ân tình trước kia, chấp nhận làm trái với quân lệnh tức là bằng lòng rơi đầu. Đó là việc làm chưa tương xứng với đại cuộc, còn mang nặng tình cảm. Nhưng vấn đề ở chỗ là Gia Cát lượng đa mưu, thừa biết Quan Vũ và Tào Tháo có mối giao tình, thừa biết Quan Vũ là người có ơn phải trả nhưng vẫn cứ hạ lệnh bắt sống Tào Tháo thật là một việc khiến người ta hoài nghi. Từ trận Xích Bích của Chu Du, Tào Tháo hoàn toàn thất bại là không còn nghi ngờ gì nữa. Lưu Bị là liên quân của Tôn Quyền, đương nhiên là phải trợ giúp tấn công. Nhưng bấy giờ Lưu Bị không có đất để lập thân nên không có tư cách để nói chuyện. Vì vậy muốn có vị thế để lên tiếng “Tranh hùng” thì việc cần phải giành lấy đất đai mới là ưu tiên hàng đầu.
>> Cho nên, nếu như Tào Tháo chết đi thì liên quân Tôn, Lưu sẽ không còn giá trị nhiều. Ngược lại còn trở thành đối thủ của nhau để tranh cướp Kinh Châu. Căn cứ theo tình hình lúc ấy, so sánh lực lượng thì rõ ràng Tôn Quyền mạnh hơn Lưu Bị rất nhiều. Nếu như để Tôn Quyền cướp đi Kinh Châu thì Lưu bị sẽ không còn đất, sẽ mất đi chỗ dựa và khi đó kế sách Gia Cát Lượng cũng trở thành bong bóng. Vì vậy phải có một biện pháp vừa giữ được mối quan hệ liên quân Tôn, Lưu và vừa có thể chiếm được Kinh Châu.
Biện pháp này cũng chính là để cho Tào Tháo tiếp tục sống. Vừa cho Quan Vũ trả hết ân tình, vừa tạo ra được mối đe dọa cho Tôn Quyền. Tôn Quyền suy nghĩ từ phương diện an toàn cho mình không thể không bỏ kế hoạch tranh cướp Kinh Châu mà phải củng cố liên quân với Lưu Bị. Như vậy hai nhà Tôn Lưu sẽ tránh được giao chiến.
>> Rõ ràng phương sách “Cho người một con đường đề đi” khác hẳn với phương sách “Đừng dồn hổ vào đường cùng”. Bởi vì “Dồn hổ vào đường cùng” chỉ là sợ nó quay lại dùng sức phản ứng, khi đó mình sẽ tổn thất nặng nề thêm. Còn “cho người một con đường đề đi” là nhắm mục đích cao rộng hơn nhiều. Nếu như một người thất thế, không bị Ta dồn vào đường cùng thì sẽ cảm ơn biết bao nhiêu. Nếu Ta lại chỉ cho họ một con đường sống sót thì còn “Ân Nghĩa” hơn nữa. Suốt đời họ không thể quên và đó chính là người tâm phục ta nhất. Càng có nhiều người được ta “Chỉ đường” Ta càng thêm “Bạn bớt thù” và thuần thục trong nghệ thuật Đắc Nhân Tâm.
No comments:
Post a Comment