Con người sống ở đời cần phải đối phó với rất nhiều loại người, nhiều tính cách xấu tốt khác nhau. Do đó, chúng ta không thể chỉ dùng có một cách ứng xử duy nhất mà cần nhất là sự linh hoạt, không câu nệ phương pháp.
Nhưng tốt nhất là nên vừa dụng Văn vừa dụng Võ, vừa Nhu vừa Cương, vừa dùng ân lại vừa dùng uy, tùy theo hoàn cảnh mà áp dụng. Nếu kết hợp được những yếu tố đó ta mới có thể đạt được kết quả mong muốn một cách hoàn hảo.
Đối xử với người quá khoan hậu, dễ dãi thì sự ràng buộc, chế ước sẽ không chặt chẽ. Kết quả sẽ không tốt. Mà nếu nghiêm khắc quá sẽ làm người khác nản lòng, oán hận, không hết lòng vì công việc. Có lợi tất sẽ có hại, cả hai đều không thể tương đồng. Người khôn ngoan thấu hiểu được đạo lý này và để tránh khỏi mối nguy hại thì họ không bao giờ dùng dằng ở giữa mà rất khôn khéo hình thành nên hai tính cách khác nhau trong con người họ. Lúc là người mạnh mẽ cứng rắn, lúc là người mềm dẻo nhu hòa.
Những người khôn ngoan thì giống như những diễn viên xuất sắc, căn cứ theo vai diễn mà biến tấu khác nhau. Hôm nay là ôn nhu thuần hậu, ngày mai đã là một võ tướng sát khí đằng đằng. Việc ứng xử phù hợp với môi trường hoàn cảnh hết sức quan trọng. Nếu không phù hợp nhiều lúc còn mang đến tác hại cho mình và cho người khác.
Trong lịch sự có không ít ví dụ về những bậc cao thủ như thế :
Thừa tướng Đông Ngụy là Cao Hoan độc nắm quyền bính trong triều. Trước khi mất, Ông gọi con trai của mình là Cao Trừng đến bên giường nói rất nhiều về việc sắp xếp nhân sự để phò tá cho con trai lập nên nghiệp bá, Ông đặc biệt nhấn mạnh Mục Dung Thiệu Tông là người có thể hòa hợp lòng người. Ông Khuyên Con :
“Ta vốn không dùng ông ta là vì muốn để lại cho ngươi. Ông ta vốn lạnh lùng ác nghiệt, không cân nhắc người hiền tài nên có lợi cho gia tộc họ Cao, mục đích là để lại địa vị này cho con trai mình làm, vì thế Ngươi cần phải chú ý mà đối xử cho phù hợp”.
Sau khi Cao Trừng thay cha, theo phương châm đã định sẵn, ban cho Mục Dung Thiệu Tông quan cao lộc hậu, đối xử rất trọng vọng khiến Mục Dung Thiệu Tông cảm động vô cùng mà hết lòng phụng sự người chủ trẻ tuổi.
No comments:
Post a Comment