Saturday, 28 May 2011

Hòa đồng với cuộc sống

Trong xã hội con người, bất đồng là hiện tượng rất bình thường, có thể xảy ra từ những việc nhỏ nhặt như : cách thức ăn uống, hưởng thụ cái đẹp và cho đến cả tín ngưỡng tôn giáo : Theo bạn thì "Đạo" khác nhau thì có can hệ gì nếu như ta cứ theo đạo của ta và tôn trọng đạo của người khác ! Bất luận ra sao thì mỗi người đều có những sở trường và sở đoản riêng nhưng nếu chúng ta biết cách dung nạp chúng lại với nhau thì cuộc sống và tư tưởng của chúng ta chẳng phải sẽ càng phong phú và tốt đẹp hơn hay sao?

Sự hòa nhập nhanh của các cô người mẫu đến từ các nước

Hòa đồng trong cuộc sống
Giả như Ta thích ăn mặn, người ta thì thích ăn Chay nhưng chúng ta vẫn có thể ngồi chung bàn với nhau. ta thích uống rượu, người đó lại thích uống trà nhưng chúng ta vẫn có thể ngồi đàm đạo với nhau, vẫn có thể hòa đồng và làm việc với nhau nếu như biết cách tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.

Rất dễ hiểu, bởi vì khi một con người được tự do hưởng được những thứ mình thích, tất nhiên họ sẽ rất thích thú và cái cảm giác không bị bó buộc, áp đặt của người khác sẽ khiến cho tinh thần được thoải mái thì công việc mới càng phát triển hơn.

Nếu như người ta đang ăn chay nhưng Ta lại ép người ăn mặn theo sở thích của mình thì người ta sẽ nghĩ sao? Ngược lại, nếu như chúng ta bị bắt buộc phải ăn chay hoặc ăn những thứ ta ghét thì cảm giác của mình sẽ như thế nào đây ? có hài lòng hay vui vẻ không ? Người khác không bắt buộc cũng không ép mình thì hà cớ gì mình phải buộc Họ ăn những thứ mà Họ không thích ?

"Không phê phán, cũng không bài xích, càng không nên ép buộc người khác phải tuân theo thói quen của mình chính là "Đạo" hòa đồng vậy".

Một người có đầu óc cố chấp, xét nét quá đáng tất nhiên sẽ không bao giờ hòa đồng được. Xa hơn nữa, nếu người đó luôn tự cho mình là chân thật và luôn nghĩ người khác là ngụy quân tử, cố gắng tô chuốc vẻ bề ngoài còn tâm địa thì xấu xa, hoang tưởng thì nhất định người đó sẽ tiến đến quan điểm "Chẳng Ai Bằng Mình, Mọi Người Đều Giả Dối, Có Ý Hại Mình " thì không bao lâu sẽ trở thành kẻ tiểu nhân, lòng dạ hẹp hồi mà không biết mình đã thay đổi rất lớn rồi.

Qui tắc xã hội không hề gò bó hay ép buộc con người. Tùy theo phong tục, nề nếp của từng vùng đất, từng dân tộc mà hình thành các thể chế xã hội khác nhau, giúp cho con người tuân thủ một số quy tắc chung ; như ăn trộm, giết người thì phải bị trừng phạt...

>> Tuy nhiên, nếu như những thói quen của ta không vi phạm đến luật pháp hay luân lý đạo đức mà mang đến cho mình một sự thoải mái thì những thói quen ấy, theo Bạn có bắt buộc phải thay đổi hay không? Nếu như ta cứ khăng khăng cố chấp thì nhất định ta sẽ mãi không thể hòa đồng được với Xã Hội, con người, một điều căn bản để có thể phát huy được nghệ thuật Đắc Nhân Tâm.

No comments:

Post a Comment