- Người xưa có nói : “Tâm loạn thì trí loạn, tâm kinh thì thất sách”. Bình tĩnh trong mọi việc chính là yếu tố then chốt để con người xử lý tốt các vấn đề trong cuộc sống và cũng chính là một phần căn bản quan trọng nhất trong nghệ thuật Đắc Nhân Tâm.
- Nhưng để làm được điều này thì thật không phải dễ. Trước khi bắt đầu một công việc cần suy nghĩ rõ hậu quả trước sau của nó. Xấu nhất là đến mức độ nào, khi tốt cũng nên biết kiềm chế, khi xấu bản thân có tự mình gánh vác được không. Phải ứng xử ra sao cả khi tốt lẫn khi xấu nhất.
- Như vậy, khi tình huống xấu nhất xảy ra, bản thân cũng đã dự liệu được phần nào rồi. Nếu như xấu hơn dự đoán một chút thì vẫn không làm cho tinh thần lâm vào tình trạng hỗn loạn. Hơn nữa, nếu sự việc xảy ra khác với dự đoán thì chúng ta cũng có thể lấy đó làm kinh nghiệm và tiếp tục cho những công việc khác. Còn nếu sự việc diễn ra tương đối đúng như dự đoán thì ta càng có thời gian suy nghĩ kỹ càng và dự liệu thêm những tình huống có thể xảy ra. Hoạch định phương pháp đối phó kịp thời, tránh được tổn hại đến mức cao nhất.
- Xem như vậy, "Bình tĩnh" chính là quá trình rèn luyện lâu dài, có tính toán để kiềm chế tinh thần chứ không phải là bẩm sinh. Nhiều người sau khi hoảng loạn vì một việc chẳng ra gì, hổ thẹn tự bào chữa mình là do tính “Trời sinh”, thật ra chính họ đã không quan tâm rèn luyện, chưa thấy được ích lợi của bình tĩnh mà thôi.
Bình tĩnh có thể đem đến 3 điều lợi :
Làm cho đối phương không biết chân tướng mình như thế nào.
Tâm trí thêm sáng suốt, phòng tránh được những lệch lạc mà mình chưa dự đoán đến nơi đến chốn.
Nhận định được điểm yếu của đối phương khi ứng phó để đưa ra những đối sách hoàn hảo hơn.
_ Tô Thức có câu nói nổi tiếng về đạo làm tướng được người đời sau ưa thích nhắc lại :
“Núi Thái Sơn có sụp xuống cũng không sợ, con Lộc (là 1 loài ma quỷ) có xuất hiện cũng không chớp mắt”
Đó là tố chất của một đại tướng và cũng là tố chất tâm lý của một người lãnh đạo. Người lãnh đạo thành công là người luôn giữ được bình tĩnh, sáng suốt, có khí chất ung dung, điềm tĩnh trong mọi biến cố.
No comments:
Post a Comment