Con người có tính cách mạnh mẽ được phân ra 2 loại :
- Một là lỗ mãng, không biết điều. Những loại người này chỉ cần ta sử dụng "Dĩ Độc Trị Độc" tức là lấy cái mạnh mẽ hơn để đối chọi lại thì Họ mới sợ hãi...
- Còn loại thứ hai là người có trí dũng vẹn toàn, riêng đối với những người có tính cách này thì khó có thể "Dĩ Độc Trị Độc", bởi vì Họ cho rằng phương pháp này là Bá Đạo. Như vậy "Dĩ Độc Trị Độc" tức là nói đến những hạng người thiên về sức mạnh, ít trí xảo.
" Mềm sợ cứng, cứng sợ ngang tàng, ngang tàng sợ liều lĩnh "
_ Đó là câu nói rất chí lý khi con người ra sức đối phó với nhau. Họ luôn dựa vào sức khỏe phi thường của mình như giọng điệu cao hơn, ồn ào lấn áp người khác khi nói chuyện, động một chút là mắt mũi dựng lên, liếc mắt dữ dằn hay đòi đánh đòi chém. Đương nhiên khi gặp phải người thô lỗ khác Họ sẽ lao vào nhau mà đấm đá kịch liệt. Nhưng còn với người trí thức sẽ không quên câu răn dạy của tổ tiên : " Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" Hảo Hán không bị thiệt thòi trước, tôi không đấu lại anh thì nhịn một chút cũng có sao đâu.
>> Đúng vậy, đối với những người luôn hơn thua nhau bằng sức mạnh thì luôn tin rằng " Mạnh được yếu thua" là chân lý đúng đắn, một vạn lý lẽ của chúng ta cũng chẳng sánh bằng quyền thuật của họ. Lẽ nào lại để cho chúng ta nói hay chờ họ gật đầu tự nhận mình sai !!!.trông họ có vẻ cương cường, kì thực cũng chỉ là vẻ bề ngoài còn trong lòng thì chưa tự tin lắm. Vì thế chỉ cần chúng ta "Ra Tay" một đòn độc hơn là họ tâm phục khẩu phục ngay. Có nhiều biện pháp đối phó, dựa theo các tình huống khác nhau mà chúng ta có thể lựa chọn sao cho phù hợp.
1. Hậu Phát Chế Nhân :
_ Trong binh pháp, hầu như danh gia nào cũng khuyên "Tiên Phát Chế Nhân " tức là ra tay trước để khống chế địch thủ. Tuy nhiên, cổ nhân còn một tuyệt chiêu nữa là "Hậu Phát Chế Nhân". Nói một cách khác là "Lấy Tĩnh Chế Động " hoặc "Phòng Thủ Để Tiến Công " có nghĩa là phải nhẫn nhục, chờ đợi thời cơ đến để đối phương bộc lộ khuyết điểm. Khi ấy ta từ "Thụ Động" chuyển sang tấn công. Hoặc khi đối phương đang ở thế khó khăn, vì một lý do nào đó mà bị dồn vào ngõ cụt thì chắc chắn đối phương sẽ dốc hết toàn lực ra chống. Khi ấy là thời điểm mà chúng ta ra tay. Chỉ cần một "Đòn" bén nhọn là chúng ta có thể "Chế Nhân".
2. Đối Đầu Gay Gắt :
_ Đối đầu gay gắt là phương pháp mà khi lực lượng đôi bên tương đối cân bằng. Đối phương ứng phó như thế nào thì chúng ta cũng tìm ra đối sách tương ứng, bị tổn hại bao nhiêu thì để đối phương tổn hại không kém. Tuy nhiên Phương pháp này chỉ nên sử dụng với những kẻ ác độc thành bản tính, ngang ngược không thấu tình đạt lý.
3. Giả rút lui, đưa đối phương vào chỗ tự kiêu, mất ý chí chiến đấu :
_ Theo binh pháp, thì phương pháp này gọi là "Dĩ Dật Đãi Lao" mà người làm Tướng trước kia thường sử dụng. Tôn Võ từng nói :
"Chưa đúng thời cơ thì bất động như núi, thời cơ đến thì chuyển động mạnh mẽ như chim ưng ắt mồi ".
_ Trong thời Xuân Thu Chiến Quốc: Tề Hoàn Công là một bá chủ chư hầu nhưng chỉ vì sơ suất không nghe lời khuyên của Quản Trọng mà sai Bá Thúc Nha dẫn quân đi đánh đất Trường Thược của nước LỖ. Khi ấy nước Lỗ không đủ lực để chống nước Tề nhưng may mắn lại có một viên Tướng rất am hiểu kế sách "Dĩ Dật Đãi Lao" là Tào Uế. Khi quân Tề thúc trống xông lên 2 lần, Tào Uế đều không cho nghinh chiến. Đến lần thứ 3, khi tiếng trống thúc trận của quân Tề đã mất khí thế. Tào Uế liền cho quân nổi chiêng trống lên, ầm ầm như Long Trời Lỡ Đất, tràn tới tấn công. Quân Tề vì 2 lần tấn công không được nên đã mất sỉ khí, lần thứ 3 bất ngờ bị tấn công thì loạn cả hàng ngũ, chưa đánh đã thấy thua, tranh nhau chạy trốn.
No comments:
Post a Comment