Saturday, 28 May 2011

Khiển trách là một nghệ thuật

- Là con người thì đôi lúc không thể giữ mãi vẻ mặt tươi cười, khoan dung được, dù đó có là người quân tử đi nữa. Nhất là khi cần phải cho kẻ có lỗi một bài học nặng hơn là lời khuyên bảo.

- Khiển trách người tức là chúng ta đang ở vị thế cao hơn, có quyền thế hơn nhưng không phải ai cũng có thể mở miệng trách mắng người.

- Nếu không biết cách khiển trách sẽ rất dễ bị người khác phản ứng lại với nhiều lập luận hữu ý, rồi trách mắng ta ngược lại thì thật là xấu mặt.Vậy làm sao khiển trách để cho người phạm lỗi vẫn “Tâm phục khẩu phục” ta đây ?
Trong tiểu mục “ Xử thế bằng lời nói” đã có giải thích rõ ràng mười điểm cần chú ý sau, đó là :

1. Biết mình biết người.
2. Đừng nên so sánh.
3. Nên có giới hạn hợp lý.
4. Không nói bong gió, khiêu khích bằng lời nói.
5. Phải có thái độ bình tĩnh.
6. Dùng lời nhã nhặn nhưng hàm xúc.
7. Dùng lùi để tiến.
8. Biết sắp xếp lời khiển trách.
9. Có bé xé ra to.
10. Không nên đi xa vấn đề khiển trách.

Trong kho tàng lịch sử Trung Quốc “Chiến Quốc Sách” có ghi chép lại một câu chuyện rất hàm xúc về việc khiển trách giữa người có địa vị cao với những người thấp hơn mà không suy xét trước :

- Quản Yên nhờ thời cơ mà giữ được chức lớn, có nhiều kẻ sĩ theo làm Tả Hữu. Khi bị Tề Tuyên Vương bắt tội, Quản Yên đành phải tính đến chuyện trốn khỏi nước nên gọi các tả hữu lại hỏi: “Các ông có muốn cùng tôi trốn qua các nước chư hầu để đợi thời cơ chăng?"

Tất cả đều im lặng, kẻ quay ngang nói chuyện, người làm ra vẻ như không nhìn thấy. Quản Yên vừa giận vừa tức, rơi nước mắt mà trách mắng : “Thật buồn thay, kẻ hiền sĩ thật dễ được nhưng khó dùng”.

- Điền Nhu đứng ra phản bác lại :
"Chúng tôi là kẻ sĩ mà ngày ba bữa chẳng được ăn no, còn ngài thì gà vịt ăn thừa mứa. Kẻ sĩ không có áo mặc đủ ấm mà hậu cung của ngài đều phủ gấm xa hoa. Của cải là vật ngài khinh rẻ nên mới phung phí như thế, còn cái chết thì được kẻ sĩ coi trọng. Ngài đã không thể đem cái coi khinh tặng cho kẻ sĩ thì lẽ nào kẻ sĩ lại đem cái coi trọng mà phò giúp cho ngài. Đó là do ngài không biết dùng người chứ không phải kẻ sĩ dễ được mà khó dùng."

Dĩ nhiên, lúc này Quản Yên phải ngậm miệng lại. Đó là bài học cho người xử thế không phù hợp mà lại muốn khiển trách người.

No comments:

Post a Comment