Tục ngữ Trung Quốc có câu :
"Hảo Hán không chịu thiệt trước"
Hoặc người Trung quốc luôn chủ trương "Lấy nhẫn nhục làm đầu", "Thiệt thòi là phúc", "Ghét giàu nghèo như ghét cái ác" v.v..
- Người hảo hán hay quân tử thường chịu nhiều thiệt thòi. Đó là một triết lý sống huyền diệu nhưng rất khó thực hành bởi con người luôn có bản tính tranh đấu và lòng tham muốn. Điều này không có gì đáng phàn nàn hay chê bai, miễn sao họ biết tiến thoái đúng lúc mà thôi.
- Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: "Kẻ biết thời cuộc là người có trí". Người có trí ở đây là chỉ những người nắm vững thời cuộc, biết tiến thoái đúng lúc.
Có một giả thuyết như thế này : Bạn và một người đi đường đâm vào nhau. Xe của người kia chỉ hư hỏng nhẹ, không đang kể gì nhưng xe của Bạn lại hư hỏng nặng. Bạn muốn được đòi bồi thường nhưng chợt có 4 người bạn của người kia xuất hiện. Người nào cũng to lớn lực lưỡng, mặt mũi hung dữ, đòi Bạn bồi thường ngược lại. Lúc này xung quanh vắng vẻ, cũng không có cảnh sát đến giúp. Khi ấy Bạn nên Tiến hay nên Thoái ?
_ Chắn chắn là nên "Thoái" rồi và nghiến răng đền tiền cho đối phương rồi mới ra cơ quan công quyền trình báo để đòi lại công lý. Đây là "Thoái" để "Tiến" có mục đích. Nhưng trong xã hội, không ít người bị thiệt thòi vô lý chỉ vì cái gọi là "Mặt Mũi" và "Tự Tôn", hoàn toàn không nghĩ đến "Chính nghĩa" hay công lý gì cả.
- Xã hội nào cũng có nhiều chuyện không vừa ý, nếu như bản tính quá ngang ngạnh, nhất định không chịu thua ai thì rất dễ xảy ra xung đột mà không có lợi ích gì, chỉ giống như loài thú tranh giành miếng thịt mà thôi. Con người thì khác, có trí tuệ nên phải cần biết "Tiến" hay "Thoái" đúng lúc. "Thoái" ở đây không có ý nghĩa sợ hãi , tránh né tình huống mà là lùi xa nguy hiểm để có thời gian và cơ hội lập thành kế hoạch phản công.
- Trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, có biết bao nhiêu dũng sĩ anh hùng chỉ vì không biết "Tiến Thoái" mà bị thiệt thân. Bộ sử lớn của Trung Quốc là "Chiến quốc sách" có ghi chép lại : Thái Trạch khi yết kiến Ưng Hầu bèn thuyết :
"Thương Quân (tức Vệ Ưởng) vì Tần Hiếu Công mà chỉnh đổn sơn hà, lập ra hình pháp, dạy dân chúng cày cấy trong sản xuất. Làm cho nước Tần ngày càng cường thịnh. Vậy mà cuối cùng bị ngũ mã phanh thây.
Bạch Khởi nước Sở cầm quân giúp nước. Một trận lấy đất Yên, đất Dĩnh. Một trận đốt phá Di Lăng, thôn tính nước Thục, Hàn, Hán, Ngụy, Triệu, chôn sống danh tướng Mã Phục. Một đêm giết chết 40 vạn hàng binh, giúp nhà Tần nên nghiệp Đế. Vậy mà cuối cùng phải đâm đầu ở Đỗ Bưu.
Văn Chủng hết lòng giúp sức Việt Vương, ra sức khẩn hoang lập ấp , mở mang bờ cõi, tấn công nước Ngô trả thù rửa hận, lập nên nghiệp bá cho nước Việt. Thế mà bị Câu Tiễn dùng Vồ to đập chết".
Những người đó vì không biết tiến thoái đúng lúc nên mới tự chuốc họa vào thân.
" Duỗi mà không biết co, tiến mà không biết thoái" chẳng bằng một Phạm Lãi làm một phú ông mà an hưởng suốt đời".
- Rõ ràng trong thời thế nào cũng vậy, qui luật âm dương luôn tác động đến con người. Lên cao quá tức sẽ rơi xuống, may mắn quá ắt sẽ đến lúc xui rủi. Giống như làn sóng điện từ vậy, người có trí tất sẽ biết khi nào "Phương trình" lên đến đỉnh điểm để sửa soạn cho việc đi xuống, nếu không tất sẽ gặp họa.
- Ngay cả nền văn hóa, tức là một hình thái trừu tượng cũng không thoát khỏi qui luật này. Ta đã từng biết đến nền văn minh Alantic, văn minh Maya, văn minh Ai Cập phát triển đến bậc nào. Vậy mà khi đã đạt đến đỉnh điểm thì lụi tàn rất mau chóng, đến nay chỉ còn lại vài dấu vết mơ hồ.
Đối với triết lý Đông Phương, người biết dùng trí tuệ để phân định "Tiến thoái" tức là biết "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" luôn luôn thành công trong mọi việc.
No comments:
Post a Comment