Saturday, 28 May 2011

Đừng để rơi vào thất bại

Trong tiểu mục này chúng ta sẽ bàn về một khía cạnh tâm lý của thất bại. "Thất bại" tất nhiên tâm lý sẽ bị tổn hại rất nhiều, nếu nặng hơn sẽ biến con người trở nên mất ý chí, vứt bỏ cuộc đời v..v. Vì vậy, trước khi làm bất cứ việc gì, cách tốt nhất là phải phát huy trí tuệ đến mức cực độ, hoạch định kỹ lưỡng cho cuộc đời. Đừng bao giờ phải lâm vào tình trạng thất bại.

Phàm là thất bại nhỏ sẽ không tính là thất bại, chỉ gọi là “Thất lợi” hay thất bại “Tạm thời”. Còn thất bại tuyệt đối hay thất bại sau cùng mới chính thức là “Thất Bại”, nhưng tuyệt đối không nên lấy thất bại làm kết cục cho cuộc đời.

Lưu Bang, Lưu Tú, Lưu Bị, Lý Thế Dân, Chu Nguyên Chương hay Võ Tắc Thiên v…v tất cả những người này đã không chỉ một lần lâm vào tình cảnh tuyệt vọng, không lối thoát. Nhưng cuối cùng Họ vẫn thành công là vì bất luận như thế nào, chỉ cần còn một hơi thở là họ liền suy tính giảm bớt thất bại thành thất lợi. Do đó mà không bị thất bại tuyệt đối. Nếu hiểu được ý nghĩa của nó, khi không còn con đường nào khác là đành phải hứng chịu "thất lợi" hay "thất bại tạm thời" thì vẫn còn cơ hội để khắc phục.

Đối với thất bại tạm thời : Gia Cát Lượng có thể được coi là điển hình về phương diện này. Thất bại tạm thời tuy khó tránh khỏi nhưng nếu kiên trì, can đảm thường có thể làm cho thất bại giảm đi rất nhiều. Bí quyết kì diệu không bao giờ thất bại là do :

1. Phân tích toàn diện các tình hình cần đối mặt rồi phán đoán phương hướng. Sau đó lập thành kế hoạch rõ ràng và thực tế.

2. Đưa ra sách lược quyết đoán và có tính mục đích cao.

3. Sẵn sàng đối mặt với thực tế, không để tình cảm làm ảnh hưởng đến quyết định. Phải thực hiện quyết sách và sách lược một cách có hệ thống, có cơ sở khách quan.

4. Nên cố gắng luyện tập theo tư tưởng “Cái khó ló cái khôn”. Phải có quyết tâm đem thất bại nhiều lần chuyển thành “Chiến thắng một lần”. Cổ nhân từng nói : “Thành Sự Tại Thiên, Mưu Sự Tại Nhân”. Nếu bạn không cố gắng thì không “Thiên” nào cho bạn thành sự được cả.

No comments:

Post a Comment