Saturday, 28 May 2011

Thất bại là mẹ thành công

- Sinh tồn là bản năng của loài người. Con người ta có thể làm tất cả vì nó. Thế nhưng, cũng có người gặp phải thất bại khiến cho họ không còn nghĩ đến tiến thủ nữa, họ cho rằng nếu phải sống khổ như thế chi bằng trọn cái chết cho hết chuyện. Như vậy thất bại có lợi gì cho bản thân con người ?

- Cái chết có lẽ cũng là một kiểu giải thoát nhưng chỉ là giải thoát cục bộ. Còn nó có phải là sự giải thoát thực sự thì phải bàn thêm về vấn đề tâm linh mà hiện vẫn còn tranh cãi với nhau về việc người chết còn biết gì không ? Ở đây chúng ta chỉ bàn về vấn đề hiện thực, giống như Khổng Tử trả lời Tử Cống :
" Nếu ta nói rằng :"Người chết còn biết" thì e rằng những con cháu hiếu thuận sẽ rất đau lòng, thậm chí có thể sẽ liều thân mà chết theo cha mẹ, ông bà. Còn nếu ta nói rằng : "Người chết không biết gì nữa" thì lại sợ con cháu sinh lòn bất hiếu, vin vào đó mà bỏ mặc thân xác cha mẹ, ông bà, không chôn cất nữa. Ngươi muốn biết người chết có còn biết hay không, hãy thong thả, việc gì phải vội vã. Đợi đến lúc chết thì ắt biết rõ ràng, như vậy cũng không muộn màng gì" Với chủ trương hiện thực ấy, Khổng Tử chẳng phải nói rằng : "Không biết sống mới là chết"

- Có thể nói, thất bại hay thành công đều do chính chúng ta tính toán có "Tiến Thoái" đúng lúc hay không mà thôi. Thí dụ một doanh nhân chấp nhận chịu lỗ món hàng nào đó, không phải là ông ta thất bại mà là chỉ nhằm mục đích giải quyết hàng tồn, lấy vốn để kinh doanh cái có lợi nhuận hơn. Còn nếu như vẫn cương quyết tuân theo quy luật lời lỗ, thà để hàng tồn đọng chứ không bán tháo thì thất bại rõ ràng ra trước mắt.

- "Thất bại là mẹ của thành công" nếu như người ta biết "Thấm Thía" và "Ghi nhớ" thất bại ấy mà thôi. Còn như thành công rồi mà đâm ra kiêu căng, tự mãn thì đó mới chính là thất bại lớn nhất của đời người và cũng là 1 trong 14 điều khuyên răn của Phật.

- Xung quanh chúng ta cũng có những kẻ tiểu nhân, bất tài. Họ ý thức được bản thân không có khả năng, nên luôn tìm trăm phương ngàn kế biến mình thành vật cản chân trên bước đường thăng tiến của ta. "Vùi dập" ta xuống để làm "bàn đạp" cho họ ngoi lên. Cũng có nhiều người, vì muốn sáng tạo ra cái gì đó, sản xuất ra sản phẩm gì đó nê chịu đựng sự chê cười, thậm chí chịu đựng sự uy hiếp nhưng cuối cùng chỉ là ở thời gian nào đó thôi.

- Con người dù hy sinh đến mấy cũng khó có thể sống trong một môi trường đầy dãy những đố kỵ, ghen ghét, buồn chán. Tâm tư của chúng ta chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn cảnh. Vì thế chúng ta phải cố gắng đảm bảo những người xung quanh chúng ta là những người thật sự nhìn nhận được vấn đề, tích cực vươn lên, tuyệt đối không nên gần gũi những người có thói xấu hoặc luôn luôn bi quan. Bạn cứ nghĩ, nếu hằng ngày chúng ta phải luôn làm việc và đối diện với những bộ mặt đầy chán nản, rũ rượi thì bạn có vui vẻ nổi không ?

Môi trường tốt để phát triển

Môi trường không tốt nên tránh

Người xưa thường nói :
"Gần Mực Thì Đen. Gần Đèn Thì Sáng" thoạt nghe có thể Bạn không đồng ý vì cho rằng : "Bản thân Tôi rất vững vàng " điều đó quả là sai lầm vì " Đèn hay Mực" đâu có tác động đến Bạn ngay lập tức đâu. Nó âm thầm tác động và làm thay đổi con người, tâm tính của Bạn lúc nào không hay. Bạn không biết thì hãy thỉnh giáo những người quen thân, nếu như họ giật mình nói ; " Trời ơi ! Bạn thay đổi nhiều quá ! " thì chính Bạn đã nhiễm tính cách, lối sống của Đèn hay Mực rồi đó.

- Dĩ nhiên, nếu Bạn luyện được "Đạo Pháp Thiền Kinh" hay "Kim Cương bất Hoại" của nhà phật, nằm chung với Phụ Nữ mà Tâm không lay động thì không cần phải nói thêm. Nhưng có mấy ai có được bản lĩnh đó ? Và khi ấy Bạn đã không còn lăn lộn trong cái xã hội phiền toái như thế rồi. Còn như người "Phàm Nhân" như chúng ta, vì miếng ăn manh áo, bắt buộc phải đối mặt với hoàn cảnh xung quanh mà thôi.

- Hãy nhớ lời khuyên của Thái Công cách năm 2000 năm :
"Gần Son Thì Đỏ, Gần mực thì đen, gần người giỏi thì sáng, gần người tài thì trí, gần người dại thỉ ngu, gần người lành thì đức độ, gần người nịnh thì hay gièm pha, gần kẻ trộm thì tất sẽ làm giặc "

>> Câu nói này có thể tóm tắt hết ý nghĩa của việc môi trường con người tác động đến bản thân, cá tính của chúng ta mà người xưa chưa hề biết đến luân lý khoa học cũng đã nói ra một cách chính xác và rõ ràng vậy.....

No comments:

Post a Comment