Saturday 28 May 2011

Nhẫn nhục làm nên việc lớn

- Trong công việc, trong tình cảm hay trong chuyện gia đình v..v thì mỗi người đều có những chuyện không vừa ý. Và nếu như người đó có cá tính đố kỵ thì hầu như chẳng bao giờ vừa ý ở bất cứ hoàn cảnh nào.

- Họ luôn luôn rên siết vì ganh ghét, vì không được hưởng thụ bằng người khác hoặc vì phải gánh chịu nhiều nỗi đè nén do tự nhiên "Không Công bằng" gây ra. Thí dụ như thiếu tài năng, kém sức mạnh ...

- Không vừa ý là một cảm xúc đau khổ, cất giữ trong lòng không thể thổ lộ ra lại càng đau khổ thêm. Theo nghiên cứu y học thì đây là một chứng bệnh tâm lý.

- Nếu ta không thể nhẫn nhục nỗi thì vẫn có thể "Trút Bớt" bằng cách thổ lộ tâm tình với người khác nhưng phải chọn đúng lúc, đúng đối tượng.

1. Chỉ có thể thổ lộ với những người bạn thân thiết, những người hiểu được hoàn cảnh của ta biết. Nếu cần thiết ta có thể ngã vào lòng họ để khóc một trận cho tâm hồn bớt nặng nề. Còn đối với những người khác, không nên hở môi, chỉ chuôc lấy tiếng chê cười mà thôi. Nhất thiết không lộ ra mặt vẻ u sầu, nhăn nhó dù có uất ức đến đâu.

2. Chỉ nên nói vào lúc đã thành công. Lúc thất bại nói chuyện thất bại sẽ khiến người khác cảm thấy mình mềm yếu. Kể chuyện thất bại lúc thành công, người khác cho rằng mình là một anh hùng và càng kính trọng ta hơn. Thậm chí kinh nghiệm thất bại dẫn đến thành công của ta sẽ trở thành một bài học cho người ta học hỏi.

- Dĩ nhiên, trước đó phải chịu đựng rất nhiều bằng sự nhẫn nhục, thổ lộ lúc này tuy rất là vinh quang nhưng có thể không giải tỏa hết những uất ức bởi vì thời gian đã xoa dịu đi phần nào.

- Trong đời sống hằng ngày, giữa những mối quan hệ chằng chịt người và người. Nếu như mỗi khi cảm thấy mình không được đối xử công bằng chẳng nhẽ phải đùng đùng nổi giận, vén áo đánh cho một trận, chửi rủa một hồi thì giải quyết được sao ?..Nó chỉ làm mình nhất thời hả cơn giận, chẳng những không đạt hiệu quả mà còn hao tổn sinh lực và càng làm tăng thêm sự căng thẳng trong cuộc sống. Thật tế trong xã hội, nhiều người vẫn thường bị đối xử không tốt chỉ vì thiếu chút tài năng nào đó, nhưng người có tài năng cũng đâu thoát khỏi sự "Đau Khổ" bởi những cạnh tranh danh lợi khốc liệt, những tâm lý đố kỵ chỉ vì một vài quyền lợi nhỏ nhen nào đó.

>> Tóm lại, để thoát khỏi cảm xúc đau khổ ấy, chỉ có thể đối phó bằng phương pháp tinh thần, tức là dùng sự cam chịu nhẫn nhục để chờ đợi cơ hội giải tỏa đau khổ ấy. Nếu như không đạt được ý nguyện thì cũng để cho thời gian làm xoa dịu đi.

_ Trong đại sự, người biết nhẫn nhục luôn thành công về sau. Dù trước đó họ đã phải gánh chịu nhiều khổ cực. Thậm chí là phải tiêu tán gia tài, trốn tránh khắp nơi như Trương Lương. Câu cá ngồi chờ thời như Khương Thượng hay giả điên giả dại như Tư Mã Ý .v.v Tất cả Họ cũng có cảm xúc giống như người thường, đều khởi đầu từ sự kỳ thị nhưng nhờ vào cá tính nhẫn nhục, chịu đựng biết hướng mũi nhọn vào những mục tiêu cao xa, to lớn mà không để ý tới lời đàm tiếu xung quanh. Với những tấm gương đó, dù cho người khác có đố kỵ thế nào, ta vẫn nên đi con đường của ta. Kiên trì lý tưởng và luôn hướng về phía trước. Như vậy ta sẽ không hề bị "Đau Khổ" mà còn dễ dàng đạt được hoài bão.

No comments:

Post a Comment