Saturday 28 May 2011

Biết mình biết người

- Trong thế giới động vật, con vật này sẽ là kẻ thù của con vật khác, có một số động vật khi nhìn thấy kẻ thù thì cao bay xa chạy, nhưng lại có một số thì nằm yên chờ kẻ thù đến "Xơi Tái", không hề có một chút tự vệ hay phản kháng lại. Đó chính là qui luật của thiên nhiên tạo nên sự cân bằng cho muôn loài.

- Tương tự như trong thế giới loài người, có những người trông rất tàn bạo, ngang ngược nhưng khi anh ta đối mật với một con người nào đó bỗng trở nên ngoan hiền như một cô gái; có người rất có năng lực, biết cách ăn nói nhưng khi anh ta gặp đúng một người nào đó thì tâm trí trở nên rối loạn, tài hùng biện chạy đi đâu mất.

- Người ta gọi đó là "Khắc Tinh "trong tự nhiên . Câu nói: "Ác Nhân Kỵ Ác Mã " , "Vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn " hay "Thiên Ngoại hữu Thiên " giải thích rất rõ ràng rằng: con người không có ai là mạnh mẽ nhất.
- Trong khu rừng nhân tính có nhiều mặt hài hòa của nó, nhưng chúng ta nên nhớ trong môi trường hài hòa ấy có hai mặt "Thiện và Ác" Nhưng khi động chạm đến lợi ích, sự hài hòa mất đi sự cân bằng thì Thiện cũng biến thành Ác. Vì sinh tồn, sống cuộc sống không thù oán, không ganh ghét thì phải xem chúng ta có " Biết Mình Biết Người " hay không ? Có biết nhận định đối tượng ngay từ đầu hay không? tức là biết cách phân tích bản chất của người ấy :

1. Đối Phương có phải là Bạn hay không? Chúng ta có cảm thấy bất an khi tiếp xúc với" Đối Phương" hay không? Có điểm nào về tinh thần và vật chất đối kháng với nhau hay không? Có bao giờ chúng ta lâm vào tình trạng sợ hãi một người nào đó? cái "Sợ" ở đây là chỉ sự mất đi ý chí khi đứng trước đối phương và như thế chúng ta sẽ đánh mất tính độc lập của bản thân, tức là bị lệ thuộc. Chúng ta sẽ không bao giờ phát huy hết sở trường của mình mà mãi mãi làm theo những gì mà đối phương muốn. Ngược lại, nếu như ý chí của chúng ta áp đảo được ai đó thì chúng ta sẽ là "Đối Phương" tự nhiên của người đó. nhưng đừng bao giờ sử dụng " Ưu thế " đó để lợi dụng hay đàn áp đối phương của mình. Đó cũng một phần trong nghệ thuật thu phục nhân tâm. Con người có sợ thì mới có phục .

2. Tìm kiếm "Đối Phương" của "Đối Phương" trong tự nhiên của chúng ta là ai ? tức là chúng ta phải học hỏi "Khắc Tinh" của " Đối Phương" mình để đạt uy lực khiến "Đối Phương" của chúng ta phải khuất phục.

3. Nên cố gắng giữ một khoảng cách hoặc tránh xa "Đối Phương" nếu có thể, tức là người mà làm cho chúng ta luôn khiếp sợ, không thể phát huy được cá tính của chúng ta.

4. Nếu như chúng ta là " Đối Phương" hay nói cách khác là "Khắc Tinh" của ai đó thì cũng không nên lợi dụng ưu thế này một cách quá đáng, đừng lấy mạnh hiếp yếu, vì cổ nhân từng nói: "Dồn chó vào đường cùng tất nhiên nó sẽ quay lại cắn xé ". Chúng ta vẫn giữ tư thế cao hơn "Đối Phương" và dùng lòng khoan dung để chinh phục Họ. Như thế Họ sẽ không tìm cách chống đối bởi vì Họ vẫn cảm thấy còn có thể chịu đựng được. Có vậy, chúng ta mới có thêm nhiều người khâm phục, toàn tâm toàn ý giúp chúng ta trên con đường thành đạt.

5. Không quan tâm đến ai là "Đối Phương" của nhau mà chỉ sử dụng thái độ chân thành, lòng khoan dung độ lượng ra đối xử thì dù đó là ai đi nữa cũng không dám xâm phạm được chúng ta. Con người khác động vật ở chỗ là có trí tuệ và có nhận thức. Cổ nhân khuyên răn chúng ta rất chân thành về cách ứng xử :
"Đối với người hiểm ác thì nên sợ mà tránh xa, đối với người hiền đức thì nên thân mà gần gũi. Người đem điều ác đến thì ta lấy điều thiện đáp lại. Người đem lừa dối đối xử thì ta lấy ngay thẳng đáp lại. Như vậy ai mà oán thù được mà chỉ có người tâm phục mà thôi."

No comments:

Post a Comment