Tuesday 26 July 2011

Sự việc đã xảy ra rồi, than vãn, trách móc có được gì hay không?

Trước một tổn thất xảy ra với chúng ta do lỗi của người khác, ví dụ như ta bị thiệt hại một số tiền do quyết định sai lầm của bạn làm ăn, bạn đời của ta, ta thường cảm thấy bực tức và muốn chút cơn giận hay trách móc người bạn đó.

Nhưng làm như vậy có được gì không? Làm như vậy có cứu lại được số tiền đã mất hay không? Hay làm như vậy chỉ làm đau lòng người bạn (bạn đời) của bạn. Hãy cân nhắc tất cả những điều này trước khi buông ra lời trách móc cay đắng đối với người bạn của bạn. Một câu nói đau lòng sẽ đọng lại rất lâu trong lòng người phải hứng chịu nó.

Thay vì buông ra lời trách móc, hãy nói: "Sai lầm này làm cho chúng ta rút ra bài học này, bài học này...Thôi quên chuyện này đi nhé và lần sau chúng ta cố gắng tránh không lặp lại chuyện này"

Nói thì rất dễ nhưng trên thực tế để làm được như thế rất khó.

Vì sao làm như thế rất khó? Đứng trước một tổn thất, một mất mát xảy đến với mình, một hành động người khác làm trái ý mình, ta thường bị cảm xúc cay đắng, bực tức trào dâng trong lòng ta. Cảm xúc đó làm chủ ta khiến ta có những hành động, có những câu nói cay nghiệt làm đau lòng người khác.

Vậy thì phải làm thế nào đây để kiềm chế cơn nóng giận của bản thân, làm thế nào đây để kiềm chế không buông ra những lời than vãn trách móc người khác?

Ta phải kiềm chế nó bằng cả 2 cách: bằng cả hành động và suy nghĩ

1. Bằng hành động

Khi ta đang trong cơn bực tức tốt nhất không nên nói một câu gì hay làm một hành động gì vì những câu nói, hành động trong lúc đó có thể khiến ta sau này ân hận. Nhưng mà làm như vậy khá khó vì trong cơn nóng giận ta cần một nơi để có thể trút cơn giận ra.

Sẽ thật là tuyệt vời nếu như ta có một người bạn, người mà ta có thể tâm sự về bất cứ chuyện gì, và rủ người đó đi uống cafe, uống bia tâm sự về chuyện bức tức đó. Sau khi tâm sự xong chắc chắn ta sẽ trở nên bình tâm hơn.

Nói tóm tại là trong lúc nóng giận ta nên tâm sự và trút sang một người bạn thân và hiểu ta, đừng trực tiếp trút lên người mắc lỗi vì như thế sẽ làm họ đau lòng. Tất nhiên ta nên chỉ cho người mắc lỗi sai lầm để lần sau họ không mắc phải, nhưng ta chỉ làm việc này trong lúc ta bình tâm và phải thật khéo léo để không làm đau lòng họ.

Nếu bạn không có một người bạn thân thì bạn có thể trút bực tức lên một cái cây, giống như câu chuyện dưới đây đã được đăng trên trang web:

Cây phiền muộn

2. Bằng suy nghĩ

Hãy nghĩ đến những việc làm tốt đẹp mà người mắc lỗi đó đã làm với bạn. Lỗi lầm của họ chỉ là rất nhỏ bé so với những gì họ đã làm cho ta, giống như 2 câu chuyện dưới đây đã được đăng trên trang web:

Một vài dòng

Sự bao dung - câu chuyện hai viên gạch xấu

Cuộc đời này là một chuỗi đau khổ, hạnh phúc, được, mất kế tiếp nhau. Chắc chắn có nhiều lúc trong cuộc đời có những chuyện xảy ra không theo ý mình muốn, có những tổn thất, những mất mát, đau buồn xảy đến với mình, đó là một phần tất yếu của cuộc sống.

Biết đâu chính những tổn thất nho nhỏ đó là cách các thiên thần ở trên cao sắp xếp để cho mọi chuyện xảy ra có lợi cho bạn, để tránh những tổn thất lớn hơn có thể xảy ra, giống như câu chuyện dưới đây đã được đăng trên trang web:

Mọi thứ không luôn giống như bạn nghĩ

No comments:

Post a Comment