Tiến sĩ tâm lý học Alisa S.Burgess, chuyên về tâm lý bệnh học ở Đại học New York vừa xuất bản cuốn sách tựa đề "How to Grow a Second Skin for Your Soul" (Làm sao tạo một lớp học thứ hai cho tâm hồn bạn), trong đó có một chương bà nói về khả năng "quên" của con người và nhấn mạnh "biết quên" là cách giúp ta có thể sống hạnh phúc hơn.
"Biết quên" là quên những gì?
Theo tiến sĩ Burgess "biết quên" không phải là quên đi những gì ta không muốn nhớ? Có những điều ta càng muốn quên đi, cố quên đi, thì lại càng nhớ đậm hơn, nhớ lâu hơn? Lúc ấy ta chỉ càng làm cho tâm hồn ta khổ hơn mà thôi.
Điều mà nhiều người càng cố quên càng nhớ thêm, thông thường nhất là "một tình yêu đổ vỡ" hay "một người yêu bội bạc" hoặc "một thất bại trong đời", một "mối nhục đau đớn"...
Kinh nghiệm cho thấy những cái làm khổ ta nhất chính là những thứ ta cố quên mà không sao quên được. Phải biết cách quên thì mới quên chúng được.
Tiến sĩ A.S.Burgess nêu ra vài điều trong cách "biết quên" để sống hạnh phúc hơn như sau đây:
Hãy vứt những điều muốn quên vào "thùng rác"
Tiến sĩ Burgess dẫn lời của tiến sĩ Michael Broder: "Khi bạn muốn quên điều gì đó mà bạn không hài lòng thì cách duy nhất là bạn nghĩ về chính mình trước khi điều đó xảy ra. Bạn thử nhớ lại khi điều đó chưa xảy ra, bạn còn là một con người tốt ra sao, vô tư ra sao, trong sáng ra sao v.v...
Bạn tìm lại vài người quen đã từng biết bạn lúc chưa xảy ra điều ấy. Hỏi họ nghĩ về bạn trước đó thế nào, đương nhiên họ sẽ bảo bạn: "Trước đó mày dễ thương (hoặc trong sáng, tử tế...) chứ đâu có gì!".
Bà Burgess nhấn mạnh: "Bạn hãy nhớ về mình trước khi điều tệ hại nào đó xảy ra với bạn, bạn sẽ thấy quả thật điều đó như rác rưởi. Không vất vào thùng rác còn để làm gì"? Một khi đã vất vào thùng rác rồi thì ta rất dễ quên thứ rác rưởi ấy đi.
Biết chấp nhận
Cũng theo tiến sĩ Burgess, bạn sống ở đời cũng tựa như đi thuyền trên dòng sông. Làm sao ngăn cản được sóng đập vào thuyền? Ta phải lướt trên sóng mà đi tới chứ!
Trên dòng đời cũng vậy, làm sao ngăn được những điều xấu xa, những cái tệ hại đập vào ta. Ta phải lướt (tức quên) chúng mà tiến tới chứ? Càng lướt mạnh càng tiến nhanh.
Vì vậy kẻ càng "biết quên" càng tiến nhanh trên dòng đời hạnh phúc. Kẻ nào cứ chần chừ sợ sông, ngại sống, nhớ tới các con sông cũ thì càng nhụt lòng không đi tới được trong hạnh phúc. Vậy hãy coi những gì bạn muốn quên là sóng bạc mạn thuyền, hãy lướt trên chúng mà đi...
Cố tạo nên những điều đáng nhớ tốt đẹp
Khi bạn quên đi được những điều bực bội, đớn đau, nhục nhã... thì tâm hồn thường trở nên trống trải. Những lúc ấy rất dễ bị cái xấu, cái đau khác ùa vào. Bạn phải tạo nên những điều tốt đẹp, đáng yêu, tử tế... để lấp vào chỗ những điều xấu mà bạn đã quên.
Lấy một thí dụ rất thông thường: Khi một cô gái đã tìm cách quên được một người phụ tình, thì lúc ấy tâm hồn cô thường trống vắng, u buồn. Nếu không có một hoạt động tốt đẹp gì để làm (như chơi nhạc, chơi thể thao, đi du lịch...) thì bạn gái ấy rất dễ nhớ lại người xưa, hoặc trở nên thất tình thờ thẫn.
Chính vì vậy mà ta thường thấy một số người sau khi cố quên được một đớn đau nào đó thì dấn thân vào các công tác từ thiện, giúp đỡ. Nói chung "biết quên" để sống hạnh phúc hơn bao giờ cũng có ý nghĩa hơn là cứ nhớ quá nhiều những điều không đáng nhớ.
No comments:
Post a Comment