Tuesday, 3 January 2012

Từ thợ sửa xe tới CEO Công ty Trường Hải Trần Bá Dương

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần ô tô Trường Hải:

“Tôi xuất thân là một kỹ sư cơ khí. Tôi là con người của kỹ thuật. Tôi không là dân tài chính.

Tôi không quen tư duy phát triển doanh nghiệp mình quy mô thế nào, quản trị ra sao... Chỉ biết làm để có kết quả tốt nhất.

Tôi cũng không có ý định mua lại công ty này, doanh nghiệp kia để mở rộng. Có muốn cũng chẳng được! Chuyện khó ấy, dành cho các tập đoàn đa quốc gia.

Tôi mở rộng phương án kinh doanh để Trường Hải có thể phát triển. Để giải quyết được nhiều việc làm hơn..."

Ông vô tình trở thành thần tượng của nhiều sinh viên trường Bách Khoa vì câu chuyện lập nên ô tô Trường Hải từ hai bàn tay trắng.


Ông Trần Bá Dương đã xây dựng Thaco Trường Hải từ hai ban tay trắng.


- Chuyện anh kỹ sư, thợ sửa chữa xe Trần Bá Dương từ hai bàn tay trắng lập nên Trường Hải đã đi vào các trường đại học. Nhưng mọi người vẫn biết rất ít về thất bại của ông khi xây dựng Trường Hải?


- Thật ra thành công hay thất bại của Trường Hải cũng là thành công, thất bại của chính tôi. Doanh nghiệp là hình ảnh của chính doanh nhân.

Tôi cho rằng, khó khăn chính là những cột mốc để công ty phát triển lên tầm cao mới. Cá nhân tôi, khó khăn nhất chính là việc phải đấu tranh giữa quan điểm gia đình và bản thân. Trước thì không nhưng bây giờ, gia đình hay phản đối và bảo tôi: “Có đủ để dùng rồi, ông còn làm nhiều thế làm gì, sức khỏe đâu mà chịu cho nổi...”.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần ô tô Trường Hải:

“Tôi xuất thân là một kỹ sư cơ khí. Tôi là con người của kỹ thuật. Tôi không là dân tài chính.

Tôi không quen tư duy phát triển doanh nghiệp mình quy mô thế nào, quản trị ra sao... Chỉ biết làm để có kết quả tốt nhất.

Tôi cũng không có ý định mua lại công ty này, doanh nghiệp kia để mở rộng. Có muốn cũng chẳng được! Chuyện khó ấy, dành cho các tập đoàn đa quốc gia.

Tôi mở rộng phương án kinh doanh để Trường Hải có thể phát triển. Để giải quyết được nhiều việc làm hơn..."

- Có vẻ như việc kinh doanh hay không, gây mất thời gian suy tư cho ông nhiều quá?

- Nghĩ đơn giản, kinh doanh là kiếm tiền thì đúng là không có động lực. Nhưng nếu nói là làm để phục vụ xã hội thì lại quá mênh mông, to tát. Tôi phải chọn mục tiêu ở mức vừa đủ thể hiện vai trò và tính phục vụ của mình với cuộc sống này.

Nhiều lúc tôi tự hỏi, mục tiêu của mình là gì? Làm sao để chia sẻ mục tiêu đó với cộng sự, gia đình? Chuyện tưởng đơn giản nhưng thực chất là rất khó.

Hiện nay, môi trường xã hội có rất nhiều mô hình kinh doanh đôi lúc mang tính thời thượng như chứng khoán, bất động sản... , từng một thời kiếm tiền rất dễ. Những người trong ngành này đi xe xịn, làm việc phòng máy lạnh, có thời gian nhàn rỗi chơi golf...

Trong khi đó, những người làm sản xuất, ví dụ như sản xuất xe như tôi thì trầy trật với bao nhiêu là phép tính nào lãi suất, nào nhân công. Người thì lúc nào cũng lấm lem dầu nhớt... Có lần, tôi bị người trong nhà nói mình dại. Tôi có thể mua vài ba miếng đất rồi thong thả đi chơi, hưởng nhàn. Mọi người nói tôi xây dựng nhà máy tại Chu Lai, quản lý 7.000 con người làm gì cho mất công, mà nguồn thu về chẳng bằng giá đất lên.

- Vừa đối mặt với khó khăn, vừa chịu áp lực từ gia đình, làm thế nào ông có niềm tin mà tiếp tục công việc?

- Cuộc sống buộc con người phải thích nghi với môi trường sống, kinh tế buộc doanh nghiệp phải thích nghi với môi trường phát triển, sản xuất kinh doanh. Đồng thời, phải tin rằng, trong khó khăn thì luôn có cách để tồn tại và phát triển. Có niềm tin như thế thì trước mắt doanh nghiệp đã thắng về mặt nghị lực. Từ nghị lực sẽ biến thành nội lực.

Trong khó khăn, tôi không vẽ ra mục tiêu quá lớn để bị ngộp với chính mình mà đặt ra mục tiêu đơn giản, chỉ cần Trường Hải cạnh tranh được trong môi trường hội nhập quốc tế. Mục tiêu nhỏ nhưng bước tiến dài, vững chãi mới mong có phát triển bền vững!

- Trường Hải của ông "mở hàng" trong việc nhập xe ô tô cũ và chiếm lĩnh 50% thị trường. Ông cũng là người kiên quyết dồn tài lực, công sức đầu tư nhà máy tại khu kinh tế mở Chu Lai, chính thức sản xuất ô tô tại Việt Nam. Chính ông là người đầu tư, sản xuất dòng xe giường nằm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nội địa và thay đổi “văn hóa xe đò"... Việc làm người tiên phong, mở cõi có khiến ông tự hào?

- Việt Nam là một nước đi sau các nước về công nghiệp. Tôi vẫn nghĩ rằng, mình phải liên tục học từng chút một những tiến bộ của nước ngoài. Cách học tốt nhất là đồng hành, sát cánh cùng họ. Thế nên, tôi chọn cách hợp tác với các thương hiệu mạnh như Huyndai và KIA...

Chính phủ đang mong mỏi có một ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Trước đây, chúng ta có những nhận định không chính xác về ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Gần đây, Trường Hải cũng đã nói và đã làm cho xã hội biết rằng Việt Nam có thể sản xuất, lắp ráp ô tô theo hướng tham gia chuỗi giá trị, hướng đến thị trường AFTA khu vực ASEAN.

- Để tham gia được thị trường này, doanh nghiệp phải gia tăng tỷ lệ nội địa hóa lên đến 40%. Con số này có vẻ không đơn giản với một doanh nghiệp sản xuất ô tô, xe máy?

- Điều này buộc tôi phải đầu tư và liên kết với nhiều doanh nghiệp khác trong và ngoài nước để nâng cấp các dây chuyền công nghệ, thiết bị phục vụ sản xuất cũng như nghiên cứu, sáng chế, thay đổi nhiều công đoạn sản xuất của nước ngoài cho phù hợp với Việt Nam.

Tăng tỷ lệ nội địa hóa nghĩa là góp phần giảm được nhập siêu. Trong con số 40% ấy, còn có cả vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Và hơn hết, khi xuất khẩu được sang thị trường AFTA, chúng ta còn thu về ngoại tệ, góp phần cân bằng cán cân thương mại giữa Việt Nam với các nước. Những lợi ích lâu dài như thế khiến tôi thấy mình cần nỗ lực hơn.

- Tại sao ông chọn xây dựng Nhà máy động cơ THACO - Hyundai tại Khu Kinh tế mở Chu Lai - Quảng Nam chứ không phải Hà Nội hay TP HCM?

- Nó liên quan đến vấn đề chiến lược. Thực ra, đất nước chúng ta đang trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tham vọng của tôi là Trường Hải không chỉ là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam mà phải hàng đầu Asean.

Mô hình của Trường Hải đến năm 2018, thời gian hoàn tất quy trình hội nhập ASEAN, là phải có được một khu công nghiệp tập trung của riêng mình. Chỉ có tập trung mới giảm thiểu được đầu tư hạ tầng công nghệ dàn trải, giảm chi phí vận chuyển... Do đó, Chu Lai là một địa điểm thích hợp. Trong ước mơ của tôi, mô hình Chu Lai khi thành công sẽ là nơi tập trung sản xuất tất cả máy móc, phát triển ngành nghề liên quan đến lĩnh vực ô tô, cơ khí...

- Ông đánh giá sao về việc tự nhận diện lại bản thân doanh nghiệp?

- “Biết người” được đặt ngang hàng với “biết ta”. Doanh nghiệp nhận diện lại để thấy được vai trò của mình trong thời đại mới. Ở chiều ngược lại, tôi kỳ vọng xã hội sẽ nhận diện được lực lượng doanh nghiệp, vai trò doanh nghiệp... trong sự phát triển của kinh tế hiện nay.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Theo DNSG

No comments:

Post a Comment