Friday, 9 September 2011

Triết lý chợ cá cho cuộc sống số 3



Một giám đốc điều hành có năng lực có thể duy trì mức doanh thu cao và hướng đến việc tăng doanh thu cho công ty, nhưng để thực hiện một sự thay đổi là cả một bài toán hóc búa đối với phần lớn các nhà quản lý.
Một sự thay đổi trên bình diện rộng thường đi kèm với hàng loạt khó khăn nảy sinh, vì thế ngay trong giai đoạn đầu của bất cứ một cuộc thay đổi nào cũng cần phải có nguồn lực ngoại vị. Thường thì người ta tổ chức các cuộc họp, chương trình huấn luyện, hoạt động ngoại khoá, các cuộc tranh tài, các bài báo cáo theo nhóm, tranh ảnh cổ động và phim ảnh để thông qua đó thu hút sự chú ý của mọi người. Năng lực ngoại vi này là chất xúc tác đầu tiên góp phần kích hoạt sự tích cực trong mỗi con người và nhằm hướng họ đến một mục tiêu chính: thực hiện một sự thay đổi. Tuy nhiên, năng lực ngoại vi chưa phải là yếu tố “đủ” để có thể duy trì việc thay đổi này. Yếu tố “cần” chính là một nguồn lực khác: nguồn lực tự nhiên hay còn được gọi là nguồn lực nội tại, nó luôn hiện diện trong bản thân mỗi chúng ta.
Nhưng bất cứ quá trình thay đổi nào cũng sẽ nảy sinh nhiều khó khăn bởi sức tâm lý, bởi ảnh hưởng không thể tránh khỏi của các tư duy, phương cách làm việc cũ cũng như các yếu tố khách quan tiêu cực khác. Dấu hiệu của một sự ì ạch tâm lý được biểu hiện khi bạn có cảm giác mình ngồi lên chiếc xe đạp mà có ai đó đang kéo chân mình ra khỏi bàn đạp tăng tốc.
Sức ỳ tâm lý của con người được thể hiện đa dạng: đó là sự xao lãng, tính chống đói, thói bảo thủ, tính hay quên cùng nhiều yếu tố khác. Và bất cứ một sự thay đổi đáng giá nào cũng rất dễ bị chi phối cũng như ảnh hưởng tiêu cực của sức ỳ tâm lý, cho dù nó ở dưới hình thức nào. Triết lý chợ cá cho cuộc sống thật sự là câu chuyện hữu ích cho chính bạn.

Theo TTO

No comments:

Post a Comment